Những câu hỏi liên quan
phanthuylinh
Xem chi tiết
Cửu vĩ linh hồ Kurama
28 tháng 12 2016 lúc 9:11

1.

- Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành như lá cây dâu, lá cây dâm bụt...

- Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.

- Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào...

2.


- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá
VD: cây xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên
VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…
- Lá vảy: che chở cho thân rễ
VD: Cây dong ta…
- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ.
VD: Cây hành, tỏi…
- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.
VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…
3.

+ Giống nhau
- Đều có biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- Biểu bì, thịt vỏ, ruột đều cấu tạo từ tế bào
+ Khác nhau
* Thân non không có lông hút, còn rễ có lông hút
* Mạch rây và mạch gỗ ở thân non xếp thành vòng bó mạch, trong khi đó mạch rây và mạch gỗ ở rễ xếp xen kẽ nhau

4.

Thí nghiệm: Đặt chậu cây vào chỗ tối. Dùng giấy đen bịt kín một phần lá ở hai mặt. Đem chậu cây ra chỗ có ánh sáng.Tẩy diệp lục của lá, rồi rửa sạch lá trong nước ấm.Bỏ lá vào cốc có dung dịch iốt loãng.

Chất mà là chế tạo được khi có ánh sáng là tinh bột.

Bình luận (1)
phanthuylinh
28 tháng 12 2016 lúc 8:56

mink rất cần nókhocroi

Bình luận (0)
TnLt
Xem chi tiết
TnLt
Xem chi tiết
Bầu trời đêm
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 14:07

Câu 7: TRẢ LỜI:

Chiết cành là phương pháp thường được người làm vườn ưa chuộng nhất là dùng cách này để chiết cành cây ăn quả lâu năm, Cây ăn quả trồng từ cách chiết cành, cây nhanh ra quả, quả ổn định về năng suất, chất lượng; đảm bảo giống cây mẹ 100% về các đặc tính sinh lý, sinh hoá.

Bình luận (0)
Nam Nam
10 tháng 12 2016 lúc 12:53

1 .5 loài vật phát triển không qua biến thái:gà,vịt,chó,mèo,chim

5 loài vật phát triển qua biến thái:ong,bướm,chuồn chuồn,ruồi,muỗi

Bình luận (0)
Nam Nam
10 tháng 12 2016 lúc 13:00

8,thằn lằn đứt đuôi sẽ mọc đuôi mới,đó là hiện tượng tái sinh vì chúng có khả năng tái tạo từ một phần phụ có thể đã mất

Bình luận (1)
Hợp Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 12 2016 lúc 1:03

Chương I:

Câu 1:

Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 2: Trả lời:

Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:17

c1 : 1. Cấu tạo tế bào cơ bản gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 12 2016 lúc 22:18

c1 : 2 .Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Bình luận (0)
trần quỳnh ny
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
16 tháng 10 2016 lúc 20:37

Câu 1 :

- Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

Ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 2 : 

- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền

- Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

- Miền sinh trưởng có chức năng làm cho rễ dài ra

- Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
16 tháng 10 2016 lúc 20:44
Câu 3 :  Các loại rễ biến dạng:  - Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. Ví dụ : cây củ cải, cà rốt ... - Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. Ví dụ : cây trầu không ... - Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí Ví dụ : cây bụt mọc ... - Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. Ví dụ : cây tầm gửi, dây tơ hồng ... Câu 4 : - Thân củ : Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa. Ví dụ : củ su hào, củ khoai tây ... - Thân rễ : Dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi mọc chồi, ra hoa. Ví dụ : Củ gừng, củ nghệ, cỏ tranh, củ dong ta - Thân mọng nước : Dự trữ nước. Quang hợp Ví dụ : Xương rồng 3 cạnh, cành giao, sừng hươu…
Bình luận (0)
Trần Đặng Minh Anh
22 tháng 10 2016 lúc 12:33

1. Đầu tiên là hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào sẽ phân chia và một vách tế bào sẽ hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế báo con.

2. Miền trưởng thành có chức năng dẫn chuyền

Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan.

Miền sinh trưởng có chức năng làm rễ dài ra.

Miền chóp rễ có chức năng bảo vệ đầu rễ.

5. rễ móc: bám vào trụ giúp cây leo lên

rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả

rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí

giác múc: lấy thức ăn từ cây trụ

6. Thân củ

Thân rễ

Thân mọng nước

* Thân củ, thân rễ: chứa chất dự trữ

* Thân mọng nước: dự trữ nước( thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn)

Ví dụ: Thân củ : cây khoai tây...

Thân rễ : cây gừng...

Thân mọng nước : xương rồng...

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
19 tháng 7 2019 lúc 5:17

Đáp án B

Trong các nội dung trên:

1.Đúng. Khi quá trình nhân đôi DNA nếu không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến do sự kết cặp với các bazo hiếm (G*) → các lần nhân đôi sau bazo hiếm sẽ kết cặp nhầm và tạo thành đột biến.

2.Đúng. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến vẫn được biểu hiện vì gen ở tế bào chất nằm trong ti thể hoặc lục lạp là DNA dạng vòng, nên chỉ cần đột biến là sẽ biểu hiện thành kiểu hình.

3.Sai. Không phải đột biến gen nào làm biến đổi cấu trúc của gen cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của của protein. Do acid amine có tính chất thoái hóa (nhiều bộ ba có thể cùng mã hóa cho một acid amine) nên nhiều trường hợp vị trí xảy ra đột biến vẫn mã hóa cho cùng một acid amine → cấu trúc protein không bị thay đổi.

4. Sai. Đột biến giao tử sẽ biểu hiện kiểu hình ở thế hệ sau của cơ thể phát sinh đột biến.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 11 2019 lúc 16:10

B

Trong các nội dung trên:

1.Đúng. Khi quá trình nhân đôi DNA nếu không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến do sự kết cặp với các bazo hiếm (G*) → các lần nhân đôi sau bazo hiếm sẽ kết cặp nhầm và tạo thành đột biến.

2.Đúng. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến vẫn được biểu hiện vì gen ở tế bào chất nằm trong ti thể hoặc lục lạp là DNA dạng vòng, nên chỉ cần đột biến là sẽ biểu hiện thành kiểu hình.

3.Sai. Không phải đột biến gen nào làm biến đổi cấu trúc của gen cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của của protein. Do acid amine có tính chất thoái hóa (nhiều bộ ba có thể cùng mã hóa cho một acid amine) nên nhiều trường hợp vị trí xảy ra đột biến vẫn mã hóa cho cùng một acid amine → cấu trúc protein không bị thay đổi.

4. Sai. Đột biến giao tử sẽ biểu hiện kiểu hình ở thế hệ sau của cơ thể phát sinh đột biến.

Bình luận (0)
Tiến Chu
Xem chi tiết